"XANH HÓA" DỆT MAY HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DỆT MAY VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Buổi làm việc tại INDECO ngày 28/02/2024, kết quả IDH và INDECO đã đạt được MOU nhằm thúc đẩy các thực hành kinh doanh bền vững tại các Khu công nghiệp thuộc sự quản lý của INDECO, bao gồm Khu công nghiệp Trảng Bàng, đồng thời Các Bên dự định hợp tác nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững ngành dệt may và da giày trong các khu công nghiệp, thông qua đánh giá và vai trò làm giảm các tác động môi trường và cải thiện điều kiện lao động.
Triển khai MOU, sáng ngày 03/04/2024 tại văn phòng Khu công nghiệp Trảng Bàng, INDECO tiếp tục phối hợp với IDH tổ chức Chương trình Khu công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP) và Chương trình Phát triển dự án (PDP) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thực hiện, với sự tham gia của các doanh nghiệp Dệt May trong Khu công nghiệp Trảng Bàng.
Đại diện các bên tham dự gồm:
Phía IDH:
- Bà Sirel Ceren Çoroğlu – Quản lý Chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan
- Bà Laura Jans - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan
- Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Quản lý chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam
- Bà Trần Thụy Như Quỳnh - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam
Phía GIZ: Bà Đoàn Trần Thảo Nguyên – Cố vấn Năng lượng, Đại diện Quốc gia, Chương trình Phát triển Dự án (PDP)
Phía KCN Trảng Bàng gồm: Ông Tạ Quốc Dũng, Tổng Giám đốc INDECO; Ông Trần Quốc Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành; Ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc Công ty CP Sợi Thế Kỷ; Ông Machi Hin, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Langham; Ông Đoàn Tấn Phát, Phụ trách HSE Công ty TNHH Colltex VN và các cộng sự là Giám đốc chiến lược, Giám đốc Kinh doanh các Công ty Dệt may này.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Quản lý chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam giới thiệu sơ lược về Tổ chức IDH được thành lập năm 2008 tại Hà Lan và hoạt động tại Việt Nam tư năm 2010. Đến nay, IDH đã xây dựng được mối quan hệ đối tác chặt chẽ với chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghệ nghiệp và doanh nghiệp. Các hoạt động của IDH tại Việt Nam bao gồm các Chương trình hỗ trợ phát triển cho các ngành hàng, củng cố chuỗi giá trị cho các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam như cà phê, gia vị, nuôi trồng thuỷ sản, dệt may và da giày. Trải qua 15 năm hoạt động tại Việt Nam, IDH và các đối tác đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, quản trị và phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Bà Sirel Ceren Çoroğlu - Quản lý Chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan nêu rõ những điểm chính của Chương trình Khu công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP), chương trình được thiết kế bởi IDH tập trung vào những thay đổi mang tính hệ thống và lâu dài nhằm hỗ trợ ngành hàng hướng tới sự linh hoạt, trách nhiệm và phù hợp với xu thế phát triển thị trường. INSTEP hướng đến đẩy mạnh sản xuất bền vững thông qua quy mô Khu công nghiệp, tiếp cận nhiều nhà máy. Các yếu tố về Xã hội (lao động, giới, an toàn lao động) và Môi trường (năng lượng tái tạo, xử lý nước, hóa chất, minh bạch thông tin) là những lĩnh vực tập trung chính của INSTEP.
Bà Laura Jans - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan giải thích thêm trong thời gian tới, IDH phối hợp với các đối tác và tổ chức triển khai các hoạt động:
- Chương trình Khu Công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP) hỗ trợ các khu công nghiệp nâng cao tính minh bạch dữ liệu và tính bền vững môi trường và xã hội trong ngành Dệt may. INSTEP xoay quanh 02 trụ cột chính với các can thiệp gồm: (1) về mặt Môi trường, tập trung vào năng lượng, xử lý nước thải, xử lý hóa chất và minh bạch thông tin; (2) về mặt Xã hội, tập trung vào gắn kết công nhân, trao quyền cho phụ nữ, đảm bảo sức khỏe lao động nghề nghiệp. Chương trình này không chỉ nhắm tới việc củng cố ngành Dệt may mà còn hướng đến sự phát triển bền vững và toàn diện của ngành hàng. Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục triển khai và nhân rộng Chương trình tại các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước.
- Để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp tại khu công nghiệp Trảng Bàng hiểu rõ về vị trí của mình trong phát triển bền vững, đặc biệt hỗ trợ đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia vào Chương trình hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp Trảng Bàng kiểu mẫu, hoạt động đánh giá tính bền vững khu công nghiệp (IPSA) hỗ trợ đánh giá cơ bản về xã hội, môi trường và hiệu quả an toàn của các Khu công nghiệp và nhà máy đang được từng bước triển khai.
- Phát triển và vận hành Nền tảng Công khai thông tin môi trường minh bạch cho doanh nghiệp (TEDP): IDH phối hợp với Winrock/USAID hỗ trợ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, thông qua Trung tâm Kiểm soát môi trường, xây dựng nền tảng TEDP. Nền tảng hướng đến hỗ trợ khu công nghiệp và doanh nghiệp Dệt may nâng cao thực hành môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật và thị trường, hiện đã và trang được triển khai thí điểm tại một số khu công nghiệp và nhà máy Dệt may và sẽ được triển khai nhân rộng trong các năm tiếp theo.
Tiếp theo, Bà Đoàn Trần Thảo Nguyên – Cố vấn Năng lượng, Đại diện Quốc gia, Chương trình Phát triển Dự án (PDP) giới thiệu Chương trình Phát triển Dự án (Project Development Program - PDP) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thực hiện, nằm trong Sáng kiến Giải pháp Năng lượng của Đức. PDP được Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang Đức (BMWK) điều phối và tài trợ, với mục tiêu quảng bá các công nghệ và giải pháp năng lượng tiên tiến của Đức và Châu Âu tại các quốc gia khác trên thế giới. Chương trình PDP kết nối hợp tác phát triển với sự tham gia của khối tư nhân, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà cung cấp uy tín về giải pháp năng lượng thân thiện với khí hậu. Việc hợp tác này mong muốn mang lại kết quả tích cực cho các bên, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại các quốc gia trong phạm vi hoạt động của chương trình. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ của Đức và châu Âu cũng sẽ được hưởng lợi khi giảm bớt áp lực mở rộng kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển và các thị trường mới nổi.
Kết thúc buổi hội thảo, đoàn tham quan Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành.
Bài viêt cùng danh mục:
- 0 Bình luận