loading
THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY TẠI CN CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI THẾ KỶ THUỘC KCN TRẢNG BÀNG

THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY TẠI CN CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI THẾ KỶ THUỘC KCN TRẢNG BÀNG

23 TH 09

Để chủ động phòng ngừa, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ cháy phát sinh ngay từ ban đầu, ngày 20.9, tại Chi nhánh Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ thuộc Khu công nghiệp Trảng Bàng diễn ra buổi thực tập phương án chữa cháy có nhiều lực lượng tham gia quy mô cấp tỉnh. Cuộc thực tập có sự tham gia của 459 người và huy động 69 phương tiện cơ giới phục vụ cho công tác chữa cháy và cứu nạn, do Công an Tây Ninh chủ trì, phối hợp với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Long An, cùng các lực lượng chức năng sở, ngành tỉnh và thị xã Trảng Bàng tổ chức. Phát biểu tại buổi thực tập, Đại tá Trần Văn Luận- Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy thực tập cho biết, thời gian qua, tình hình cháy, nổ, sự cố tai nạn trên phạm vi cả nước diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 2.839 vụ cháy, làm chết 77 người, bị thương 58 người, tài sản thiệt hại hơn 148 tỷ đồng và 529 ha rừng; xảy ra 5 vụ nổ, làm chết 4 người và bị thương 13 người. Các vụ cháy lớn thường xảy ra tại các khu công nghiệp, khu chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 17 vụ cháy, không thiệt hại về người, thiệt hại tài sản 824 triệu đồng. Để buổi thực tập phương án chữa cháy đạt hiệu quả, Đại tá Trần Văn Luận yêu cầu các lực lượng tham gia thực tập phát huy tinh thần trách nhiệm, tuân thủ chặt chẽ tình huống giả định, kịch bản đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn cho các lực lượng và phương tiện tham gia trong suốt quá trình thực tập. Tình huống giả định, lúc 9 giờ ngày 20.9.2024 tại Chi nhánh Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ xảy ra sự cố cháy tại khu vực kiểm sợi hàng bán thành phẩm trên tầng 2, thuộc nhà xưởng sản xuất Trảng Bàng cao 6 tầng. Nguyên nhân do bất cẩn trong hàn cắt kim loại gây cháy, chất cháy chủ yếu là vải sợi và giấy carton sinh ra nhiều khói, khí độc, đã lan đến các khu vực lân cận kèm theo các điểm cháy mới, hàng trăm công nhân trên các tầng của nhà xưởng hoảng loạn, tìm lối thoát nạn. Nhận định tình hình cháy nổ phức tạp, Ban Giám đốc Công ty nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để hướng dẫn công nhân thoát nạn và tổ chức các hoạt động chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ban đầu theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời, điện báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số điện thoại khẩn cấp (114) và chính quyền địa phương hỗ trợ chi viện. Sau khi nhận tin báo cháy từ cơ sở và báo cáo của Công an thị xã Trảng Bàng về tình hình, diễn biến phức tạp có nguy cơ cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, Công an tỉnh đã huy động lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH các huyện lân cận chi viện, đồng thời báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh huy động lực lượng các sở, ngành tỉnh tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, Công an tỉnh trao đổi Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Long An phối hợp chi viện lực lượng, phương tiện chữa cháy để tổ chức vận hành cơ chế chỉ huy thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, nhanh chóng dập tắt đám cháy, không để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của cơ sở. Sau hơn một giờ thực tập, buổi thực tập đã kết thúc đúng theo kế hoạch, đảm bảo yêu cầu nội dung đã đề ra. Thông qua buổi thực tập này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án để xử lý kịp thời, có hiệu quả các sự cố cháy nổ xảy ra.

Xem chi tiết

"BỮA CƠM CÔNG ĐOÀN" GẮN KẾT ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG

14 TH 08

Thực hiện Kế hoạch số 17/KH-TLĐ ngày 05/02/2024 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và kế hoạch số 810/KH/CĐKKT ngày 15/07/2024 của Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh trong đó có nội dung triển khai Chương trình “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 dành cho đoàn viên, người lao động.   “Bữa cơm Công đoàn” là hoạt động do công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức là dịp để người lao động, tổ chức Công đoàn và ban lãnh đạo INDECO chia sẻ, tâm tình tạo nên bầu không khí đoàn kết, thấu hiểu, qua đó tạo dựng niềm tin, sự gắn bó của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp. Thông qua “Bữa cơm Công đoàn”, Ban chấp hành Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, hướng tới xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời giúp người lao động yên tâm lao động, sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Nhân dịp này Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở còn tổ chức đối thoại định kỳ quý III/2024 và kết nạp 02 đoàn viên mới. Trong bữa cơm công đoàn, các đoàn viên đều bày tỏ niềm phấn khởi vì không chỉ được quan tâm bởi bữa cơm thịnh soạn hơn ngày thường mà còn bởi không khí thân tình, sự quan tâm của lãnh đạo công ty và tổ chức công đoàn. Mọi người đã cùng lắng nghe, trao đổi, chia sẻ để tăng thêm sự thấu hiểu, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chương trình “Bữa cơm công đoàn” là hoạt động thiết thực khẳng định trách nhiệm, sự quan tâm của tổ chức công đoàn INDECO trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động từ những nhu cầu cụ thể thường ngày. Qua chương trình, nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa đoàn viên với tổ chức công đoàn và giữa người lao động với người sử dụng lao động. Đồng thời giúp người lao động yên tâm lao động, sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Xem chi tiết
MINDSET: NỀN TẢNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 2025

MINDSET: NỀN TẢNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 2025

30 TH 07

Mindset là gì? Theo nhà tâm lý học Carol Dweck của Stanford, niềm tin đóng vai trò then chốt trong việc bản thân muốn gì và liệu có đạt được nó hay không. (O'Keefe PA, Dweck CS, Walton GM.) Dweck đã phát hiện ra rằng chính mindset của bản thân đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành tựu và thành công. Mindset hay tư duy là một khái niệm rộng, bao hàm cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó bao gồm những niềm tin, giá trị, thái độ và cách nhìn nhận thế giới của mỗi người. Nhiều người cũng cho rằng mindset là thế giới quan hoặc mentality (tâm tính). Có 2 yếu tố liên quan đến mindset bao gồm Thái độ và Niềm tin. Thái độ chỉ những lời nói, cử chỉ, hành động xuất phát từ suy nghĩ và ý niệm của bản thân, bao gồm 3 yếu tố cấu thành là cảm xúc, nhận thức, hành vi. Trong khi đó, niềm tin là những điều bản thân thấy tin tưởng hoặc chắc chắn, ảnh hưởng đến tư duy và thái độ của mỗi người trong cuộc sống. Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới phát triển kinh tế bền vững vào năm 2025, mindset - hay tư duy - đóng vai trò then chốt trong việc định hình và thúc đẩy sự thay đổi. Sự biến chuyển từ tư duy truyền thống sang tư duy bền vững không chỉ ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp vận hành, mà còn tạo nên sự khác biệt lớn trong toàn bộ nền kinh tế... xem tiếp theo (nguồn Công ty Cổ phần Dệt Trần Hiệp Thành)

Xem chi tiết

"XANH HÓA" DỆT MAY HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DỆT MAY VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

04 TH 04

  Buổi làm việc tại INDECO ngày 28/02/2024, kết quả IDH và INDECO đã đạt được MOU nhằm thúc đẩy các thực hành kinh doanh bền vững tại các Khu công nghiệp thuộc sự quản lý của INDECO, bao gồm Khu công nghiệp Trảng Bàng, đồng thời Các Bên dự định hợp tác nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững ngành dệt may và da giày trong các khu công nghiệp, thông qua đánh giá và vai trò làm giảm các tác động môi trường và cải thiện điều kiện lao động. Triển khai MOU, sáng ngày 03/04/2024 tại văn phòng Khu công nghiệp Trảng Bàng, INDECO tiếp tục phối hợp với IDH tổ chức Chương trình Khu công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP) và Chương trình Phát triển dự án (PDP) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thực hiện, với sự tham gia của các doanh nghiệp Dệt May trong Khu công nghiệp Trảng Bàng. Đại diện các bên tham dự gồm: Phía IDH: Bà Sirel Ceren Çoroğlu – Quản lý Chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan Bà Laura Jans - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Quản lý chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam Bà Trần Thụy Như Quỳnh - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam Phía GIZ: Bà Đoàn Trần Thảo Nguyên – Cố vấn Năng lượng, Đại diện Quốc gia, Chương trình Phát triển Dự án (PDP) Phía KCN Trảng Bàng gồm: Ông Tạ Quốc Dũng, Tổng Giám đốc INDECO; Ông Trần Quốc Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành; Ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc Công ty CP Sợi Thế Kỷ; Ông Machi Hin, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH May mặc Langham; Ông Đoàn Tấn Phát, Phụ trách HSE Công ty TNHH Colltex VN và các cộng sự là Giám đốc chiến lược, Giám đốc Kinh doanh các Công ty Dệt may này. Bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Quản lý chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Việt Nam giới thiệu sơ lược về Tổ chức IDH được thành lập năm 2008 tại Hà Lan và hoạt động tại Việt Nam tư năm 2010. Đến nay, IDH đã xây dựng được mối quan hệ đối tác chặt chẽ với chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghệ nghiệp và doanh nghiệp. Các hoạt động của IDH tại Việt Nam bao gồm các Chương trình hỗ trợ phát triển cho các ngành hàng, củng cố chuỗi giá trị cho các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam như cà phê, gia vị, nuôi trồng thuỷ sản, dệt may và da giày. Trải qua 15 năm hoạt động tại Việt Nam, IDH và các đối tác đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, quản trị và phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bà Sirel Ceren Çoroğlu - Quản lý Chương trình Cấp cao, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan nêu rõ những điểm chính của Chương trình Khu công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP), chương trình được thiết kế bởi IDH tập trung vào những thay đổi mang tính hệ thống và lâu dài nhằm hỗ trợ ngành hàng hướng tới sự linh hoạt, trách nhiệm và phù hợp với xu thế phát triển thị trường. INSTEP hướng đến đẩy mạnh sản xuất bền vững thông qua quy mô Khu công nghiệp, tiếp cận nhiều nhà máy. Các yếu tố về Xã hội (lao động, giới, an toàn lao động) và Môi trường (năng lượng tái tạo, xử lý nước, hóa chất, minh bạch thông tin) là những lĩnh vực tập trung chính của INSTEP. Bà Laura Jans - Cán bộ Chương trình, Chương trình Dệt may và Sản xuất, IDH Hà Lan giải thích thêm trong thời gian tới, IDH phối hợp với các đối tác và tổ chức triển khai các hoạt động: - Chương trình Khu Công nghiệp Dệt may bền vững (INSTEP) hỗ trợ các khu công nghiệp nâng cao tính minh bạch dữ liệu và tính bền vững môi trường và xã hội trong ngành Dệt may. INSTEP xoay quanh 02 trụ cột chính với các can thiệp gồm: (1) về mặt Môi trường, tập trung vào năng lượng, xử lý nước thải, xử lý hóa chất và minh bạch thông tin; (2) về mặt Xã hội, tập trung vào gắn kết công nhân, trao quyền cho phụ nữ, đảm bảo sức khỏe lao động nghề nghiệp. Chương trình này không chỉ nhắm tới việc củng cố ngành Dệt may mà còn hướng đến sự phát triển bền vững và toàn diện của ngành hàng. Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục triển khai và nhân rộng Chương trình tại các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước. - Để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp tại khu công nghiệp Trảng Bàng hiểu rõ về vị trí của mình trong phát triển bền vững, đặc biệt hỗ trợ đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tham gia vào Chương trình hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp Trảng Bàng kiểu mẫu, hoạt động đánh giá tính bền vững khu công nghiệp (IPSA) hỗ trợ đánh giá cơ bản về xã hội, môi trường và hiệu quả an toàn của các Khu công nghiệp và nhà máy đang được từng bước triển khai.  - Phát triển và vận hành Nền tảng Công khai thông tin môi trường minh bạch cho doanh nghiệp (TEDP): IDH phối hợp với Winrock/USAID hỗ trợ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, thông qua Trung tâm Kiểm soát môi trường, xây dựng nền tảng TEDP. Nền tảng hướng đến hỗ trợ khu công nghiệp và doanh nghiệp Dệt may nâng cao thực hành môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật và thị trường, hiện đã và trang được triển khai thí điểm tại một số khu công nghiệp và nhà máy Dệt may và sẽ được triển khai nhân rộng trong các năm tiếp theo. Tiếp theo, Bà Đoàn Trần Thảo Nguyên – Cố vấn Năng lượng, Đại diện Quốc gia, Chương trình Phát triển Dự án (PDP) giới thiệu Chương trình Phát triển Dự án (Project Development Program - PDP) do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ thực hiện, nằm trong Sáng kiến Giải pháp Năng lượng của Đức. PDP được Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang Đức (BMWK) điều phối và tài trợ, với mục tiêu quảng bá các công nghệ và giải pháp năng lượng tiên tiến của Đức và Châu Âu tại các quốc gia khác trên thế giới. Chương trình PDP kết nối hợp tác phát triển với sự tham gia của khối tư nhân, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà cung cấp uy tín về giải pháp năng lượng thân thiện với khí hậu. Việc hợp tác này mong muốn mang lại kết quả tích cực cho các bên, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại các quốc gia trong phạm vi hoạt động của chương trình. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ của Đức và châu Âu cũng sẽ được hưởng lợi khi giảm bớt áp lực mở rộng kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển và các thị trường mới nổi. Kết thúc buổi hội thảo, đoàn tham quan Nhà máy Dệt Trần Hiệp Thành.  

Xem chi tiết
QUY CHUẨN VỀ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TỪ NGÀY 01/04/2024

QUY CHUẨN VỀ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TỪ NGÀY 01/04/2024

27 TH 03

Bộ Công an ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về "Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy" tại Thông tư 56/2023/TT-BCA. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy - QCVN 03:2023/BCA” quy định các yêu cầu về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và quản lý về hoạt động kiểm định các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thuộc danh mục phải kiểm định trước khi đưa vào lưu thông tại Việt Nam. Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng cho phương tiện phòng cháy và chữa cháy nhập khẩu dưới dạng hàng mẫu, hàng trưng bày triển lãm, hội chợ; hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam. Theo Quy chuẩn này, hệ thống báo cháy tự động bao gồm các bộ phận cơ bản như sau: Trung tâm báo cháy tự động, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, nguồn điện. Tùy theo yêu cầu hệ thống báo cháy tự động còn có các bộ phận khác nhau như module, các thiết bị truyền tín hiệu, giám sát. Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện chức năng: - Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra cháy; - Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/ và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động; - Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch;.. (nguồn luatvietnam.vn). xem tiếp theo

Xem chi tiết
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

21 TH 03

Quan tâm tới người lao động chính là quan tâm tới nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không chỉ là việc làm thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa thiết thực để chăm lo cho giá trị con người, duy trì và thúc đẩy khả năng sáng tạo tăng năng suất lao động. Khám sức khỏe định kỳ là hoạt động thường niên tại INDECO nhằm kiểm tra, tư vấn sức khỏe cho người lao động. Dù điều kiện kinh phí hoạt động năm 2024 còn gặp nhiều mặt hạn chế, nhưng INDECO đã nỗ lực để bố trí và sắp xếp nguồn kinh phí để tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ người lao động đang làm việc tại INDECO. Người lao động được kiểm tra chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và lấy máu làm các xét nghiệm, kiểm tra các bệnh lý về đường máu, các bệnh về gan, thận… khám tai mũi họng, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, điện tim đồ, chụp X-Quang…Từ những kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm…các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khoẻ, hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ phù hợp cho mỗi lao động, đồng thời đánh giá sức khỏe người lao động để kịp thời phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm đang dần trở nên phổ biến hiện nay như: tiểu đường, ung thư, tim mạch, đột quỵ…. Khám sức khỏe định kỳ là hoạt động thường niên của INDECO nhằm từ đó, giúp mỗi lao động có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng như lên kế hoạch điều trị kịp thời để phòng tránh các bệnh lý nghề nghiệp. Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm và chăm lo chu đáo của Ban lãnh đạo INDECO đối với người lao động. Với tinh thần dân chủ, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía người lao động sau mỗi năm tổ chức khám sức khỏe, hoạt động này đã và đang được phát huy theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng khám khám sức khỏe, giúp người lao động yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xem chi tiết
INDECO HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2024

INDECO HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ ÁO DÀI NĂM 2024

11 TH 03

Tuần lễ áo dài Việt Nam năm 2024 taọ hiệu ứng lan rộng trong cộng đồng về lịch sử và giá trị tôn vinh vẻ đẹp của áo dài. Đồng thời, hoạt động này giúp nâng cao trách nhiệm gìn giữ di sản văn hóa của mọi người. “Hưởng ứng tuần lễ áo dài” năm 2024 được tổ chức tại INDECO nhằm chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 08/03. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị áo dài Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bảo vệ, gìn giữ, phát huy di sản văn hóa nét đẹp của áo dài Việt Nam. Ngày nay, trước muôn vàn sự cách tân về trang phục, áo dài vẫn còn nguyên giá trị truyền thống về bản sắc dân tộc, mang đậm phong cách tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Những tà áo dài đã thể hiện sự duyên dáng, thướt tha, nhưng không kém phần năng động, sáng tạo của người phụ nữ hiện đại. Hưởng ứng tuần lễ áo dài là việc làm thiết thực nhất, nhằm góp phần tôn vinh và lan tỏa giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm gìn giữ, phát huy văn hóa Việt Nam trong mỗi cán bộ công nhân viên chức nữ, đưa áo dài trở thành xu hướng thời trang của người dân, được sử dụng thường xuyên trong các dịp lễ tết, sự kiện quan trong. Để hoạt động này nhận được sự tham gia đông đảo của chị em, phụ nữ trong toàn đơn vị, BCH CĐCS INDECO đã vận động lao động nữ hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động sáng tạo, cụ thể, thiết thực. Ngoài ra, BCH Công đoàn, Ban nữ công cũng liên tục đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của “Tuần lễ Áo dài 2024” trên các phương tiện truyền thông đơn vị (Website, Fanpage, Phát thanh…), nhằm khuyến khích, vận động chị em phụ nữ. Một số hình ảnh đẹp của chị em trong hoạt động “Hưởng ứng tuần lễ áo dài năm 2024”:    

Xem chi tiết

"TRUYỀN" MÀ CHƯA "THÔNG" CẦN DẪN LỐI THÔNG TIN HIỆU QUẢ VÀ ĐÚNG CÁCH

27 TH 02

Trong một thế giới ngày càng phức tạp và đa dạng, khả năng trao đổi thông tin tương tác trong một tổ chức, doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt đúng cách và hiểu đúng ý là một thách thức không nhỏ. Mặc dù có nhiều chủ trương đúng đắn, chính sách định hướng tốt, giải pháp hay, việc làm giỏi, và dù thông tin được truyền đạt một cách toàn diện và cẩn thận, nhưng vẫn có một phần số người (không phải số ít) không thể hiểu hoặc có thể không muốn hiểu. Vậy, nguyên nhân xuất phát từ đâu!? Có thể là do chúng ta đang “truyền” thông tin mà không đảm bảo rằng thông tin đó được “thông” hiểu một cách tốt nhất... Xem tiếp theo (nguồn Công ty Cổ phần Dệt Hạnh Phúc).   

Xem chi tiết
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 - KHẲN ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 - KHẲN ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

02 TH 02

Sáng ngày 02/02/2024, Công ty CP phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh (INDECO) đã tổ chức thành công Hội nghị Người lao động năm 2024. Hội nghị nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để người lao động được tham gia ý kiến, quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng công ty ổn định phát triển. Hội nghị có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Kim Liên – CT công đoàn KKT – Ủy viên Tổng LĐLĐ VN, ông Tạ Quốc Dũng – Tổng Giám đốc, bà Hồng Trần – Bí thư chi bộ, ông Nguyễn Vĩnh Lịch – CT công đoàn cơ sở. Cùng 50 đại biểu, đại diện cho hơn 60 công nhân lao động đang làm việc tại INDECO. Trong không khí dân chủ, cởi mở, Hội nghị đã nghe các báo cáo: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024; báo cáo quyết toán tài chính năm 2023; tình hình thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, quy chế dân chủ, quy chế trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; giải đáp các ý kiến của người lao động. Năm qua Ban điều hành INDECO đã chú trọng phát triển các chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quản lý tài chính, thực hiện tiết kiệm chi tiêu... từ đó đảm bảo hoàn thành mọi chỉ tiêu được giao. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thông qua nội dung sửa đổi của Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ, quy chế trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Khen thưởng 3 tập thể đã hoàn thành xuất sắt nhiệm vụ được giao là: Đội Vận hành doanh nghiệp: Có tinh thần trách nhiệm cao, vận hành xử lý nước thải các doanh nghiệp đạt hiệu quả, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đội Bảo vệ: Hoàn thành xuất sắc trong công tác tuần tra giám sát trong khu công nghiệp, được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh trao bằng khen đạt thành tích “Xuất sắc” trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và “An toàn về an ninh trật tự” năm 2023. Đội Cây xanh: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ duy trì và phát triển mảng xanh khu công nghiệp; được BCH Công đoàn Khu Kinh Tế tỉnh Tây Ninh trao giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” năm 2023. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Liên – CT công đoàn KKT – Ủy viên Tổng LĐLĐ VN đánh giá cao và ghi nhận sự nghiêm túc, trách nhiệm của INDECO đối với kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, chăm lo đời sống cho người lao động trong thời gian qua. Đồng chí cũng nhấn mạnh, vai trò tiên phong của công nghệ thông tin và cuộc Cách mạng 4.0 trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp… Tập thể người lao động cần phải tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, gắn kết các đơn vị để người lao động đoàn kết, gắn kết với tập thể, doanh nghiệp. Hội nghị Người lao động năm 2024 đã thể hiện giá trị cốt lõi đề cao vai trò và khẳng định giá trị quý giá của người lao động đối với sự phát triển của công ty. Tinh thần của Hội nghị sẽ được lan tỏa đến toàn thể người lao động của INDECO trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần phát huy cao nhất trách nhiệm, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.  

Xem chi tiết
BAN GIÁM ĐỐC VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN INDECO CHĂM LO TẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

BAN GIÁM ĐỐC VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN INDECO CHĂM LO TẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

31 TH 01

Những ngày này, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều tổ chức các chương trình đón Tết, vui Xuân nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tăng sự kết nối với người lao động. Năm 2023 là năm đặc biệt khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải cố gắng duy trì sản xuất, bảo đảm giữ chân người lao động trong giai đoạn khó khăn. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ban Giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn INDECO luôn cố gắng chăm lo cho người lao động có điều kiện đón Tết. Nhân dịp Tết đến Xuân về Ban Giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn INDECO đã trao tặng những phần quà cho người lao động trong toàn công ty mỗi phần quà trị giá 800.000 nghìn đồng bao gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm cần thiết. Những phần quà tuy không lớn về vật chất, nhưng với mong muốn tập thể người lao động có một cái Tết Giáp Thìn đủ đầy, ấm áp hơn thì những phần quà này có giá trị động viên tinh thần to lớn đối với người lao động trong những ngày giáp Tết. Hoạt động này góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tạo động lực để người lao động làm việc hăng say và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Xem chi tiết

KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC